Lắp Đặt Máy Lạnh, Điều Hòa Khi Nào Cần Sử Dụng Bẫy Dầu?
0 Comments
giakhang
Tháng mười 24, 2020
Trong quá trình lắp đặt máy lạnh, điều hòa bạn cảm thấy vô cùng lạ lẫm khi thợ kỹ thuật đề nghị nên lắp bẫy dầu cho máy lạnh của mình. Tại sao nhà người khác không cần lắp nhà mình thì lại phải lắp đặt thêm chi tiết này? Sao lại có sự khác biệt như vậy, hãy cùng Điện Lạnh Gia Khang tìm hiểu xem bẫy dầu máy lạnh là gì và tại sao phải lắp bẫy dầu cho máy lạnh qua bài viết sau đây nhé.
1. Bẫy dầu máy lạnh là gì?
Người dùng điều hòa, máy lạnh đã rất quen thuộc với những chi tiết như cục nóng, cục lạnh, ống dẫn khí gas,… nhưng bẫy dầu còn khá mới lạ vì không phải điều hòa nào cũng cần sử dụng bẫy dầu.
Bẫy dầu máy lạnh là một đoạn ống đồng được uốn thành hình 2 chữ U nối tiếp nhau hoặc 2 chữ U ngược nhau, có hình dạng như cái “cổ vịt” và thường được đặt tại vị trí đường gas để bẫy dầu không cho dầu (dùng để bôi trơn dàn nóng) theo gas về dàn lạnh, tránh làm giảm hiệu năng trao đổi nhiệt và gây hư hại dàn lạnh.
Người ta chế tạo bẫy dầu bằng cách lấy một đoạn ống uốn đồng đường hồi (ống to) lắp giữa dàn nóng và dàn lạnh thành dạng “cổ vịt”. Cơ chế hoạt động của bẫy dầu như sau: Mỗi lần dầu bị đọng đầy trong “cổ vịt” thì sẽ bịt kín đường hút, lúc này block máy nén sẽ tập trung toàn lực để hút dầu về một cái dễ dàng. Cứ mỗi một độ cao thì sẽ uốn một cái ống này, thông thường là cứ 3m thì uốn 1 cái và có thể làm nhiều cái.
2. Khi nào cần lắp bẫy dầu cho máy lạnh, điều hòa?
Khi lắp đặt máy lạnh (điều hòa), dàn lạnh thường được lắp đặt cao hơn dàn nóng thì máy mới hoạt động tốt và ổn định. Cách lắp đặt này mới được xem là đúng kỹ thuật nhưng đôi khi do ảnh hưởng của các yếu tố khác như: vị trí lắp đặt, địa hình không thuận tiện,… thì bạn buộc phải chọn điểm lắp đặt của dàn nóng điều hòa đặt cao hơn dàn lạnh.
Trường hợp buộc thợ phải lắp cục nóng cao hơn cục lạnh bẫy dầu sẽ cần được sử dụng cho trường hợp này để tránh dầu máy đọng lại trên đường ống và chảy vào dàn lạnh dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt tại dàn lạnh. Đồng thời tình trạng này làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của dàn lạnh.
Vì vậy, khi khoảng cách dàn nóng cao hơn dàn lạnh từ 3m trở nên thì thợ thường sẽ phải lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu để hạn chế tình trạng thiếu dầu gây ra bởi lốc (do không thể hút dầu về). Cứ mỗi một độ cao thì sẽ uốn một cái ống này, thông thường là cứ 3m thì uốn 1 cái và có thể làm nhiều cái.
Nếu khi lắp đặt điều hòa có cục nóng cao hơn cục lạnh từ trên 3m mà bạn không làm bẫy dầu máy lạnh sẽ gây ra những tác hại như sau:
– Gây tắc dầu dàn nóng dẫn đến tình trạng kém lạnh hoặc mất lạnh hoàn toàn. Nếu chiếc điều hòa mà mất lạnh hoàn toàn thì nó chả còn tác dụng gì nữa.
– Gây tắc dầu dàn lạnh khiến máy lạnh sẽ có tình trạng kém lạnh hoặc lạnh không sâu vì thế bạn sẽ phải tăng công suất làm lạnh lên nhiều nhưng vẫn không cảm thấy mát, máy phải hoạt động công suất lớn gây hao tốn điện, giảm tuổi thọ.
– Gây thiếu dầu block (máy nén) sẽ gây ra tình trạng block máy nén bị kẹt và nếu thiếu dầu nặng hơn thì block sẽ bị chết. Máy nén (block nén) là một bộ phận quan trọng nhất trong việc làm lạnh, nếu hư hỏng thì coi như chiếc điều hòa của bạn đã hư hỏng nặng rồi.
Nhưng nếu trên đường gas lỏng đã có bình tách dầu rồi thì khi lắp đặt máy lạnh, kỹ thuật chỉ việc đặt ống hướng thẳng để giảm trở lực chứ không cần sử dụng đến bẫy dầu, bình tách dầu này nằm ngay trong cửa thoát dầu.
Lắp đặt bẫy dầu cho máy lạnh là một công đoạn trong quá trình lắp đặt máy lạnh khi dàn nóng cao hơn dàn lạnh trên 3m. Qua những chia sẻ trên hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bẫy dầu điều hòa, máy lạnh. Điện Lạnh Gia Khang tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa máy lạnh giá rẻ tại khu vực TP.HCM. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp năng động trong công việc, trang thiết bị hiện đại chúng tôi luôn cam kết mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.