Những lưu ý dưới đây sẽ giúp việc lắp đặt máy đúng cách, tăng hiệu quả làm mát nhanh và tiết kiệm điện năng.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
- 1 1. Lựa chọn công suất phù hợp
- 2 2. Xác định vị trí lắp dàn lạnh
- 3 3. Vị trí lắp dàn nóng
- 4 4. Kích thước ống đồng
- 5 5. Vị trí đường thoát nước
- 6 6. Bố trí nội thất hợp lý
- 7 7.Một số lỗi hay gặp ở điều hòa
1. Lựa chọn công suất phù hợp
Để có vị trí lắp đặt điều hòa phù hợp, trước tiên phải biết chính xác diện tích hoặc cụ thể hơn là thể tích phòng của gia đình. Với phòng ngủ thông thường diện tích dưới 20m2, một chiếc điều hòa công suất 9.000BTU là đủ dùng; 12.000 BTU sẽ phù hợp với diện tích phòng từ 20 – 30m2; cao hơn nữa có 18.000BTU, nhưng thông thường phòng ngủ chỉ cần 2 dòng điều hòa 9.000 và 12.000 BTU là đủ.
Việc kỹ càng trong khâu lựa chọn điều hòa sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn.
2. Xác định vị trí lắp dàn lạnh
Nguyên tắc lắp dàn lạnh phải tránh nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao như cửa ra, cửa sổ. Bởi luồng khí lạnh trực tiếp gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến máy “đổ mồ hôi” và nhỏ nước.
Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất, khó có lối thoát ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động và tiêu tốn lượng điện năng nhiều hơn.
Tốt nhất nên lắp máy sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng; không nên để hướng gió thổi ngang hoặc ở góc bởi vì như vậy khí lạnh trong phòng sẽ không đồng đều.
Vị trí đặt cũng cần tính toán để phù hợp với người thường xuyên sinh hoạt trong phòng; như với người già, trẻ em nên để máy xa giường nằm; phòng sinh hoạt chung cần thổi gió trực tiếp khu vực trung tâm…
3. Vị trí lắp dàn nóng
Đây là vấn đề liên quan tới thiết kế ngoại thất, nếu không tính toán khi xây nhà sẽ bị động trong việc lắp đặt, không có nhiều phương án thay thế phù hợp.
Dàn nóng đặt ngoài trời nên chọn vị trí râm mát, tránh nơi kín gió, không có vật cản trước mặt; Tuy nhiên, cũng không nên che đậy quá kín vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt và dễ gây hỏng máy.
Theo kinh nghiệm của chuyên gia, nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt để che chắn hoặc làm khung cho cục nóng bằng vật liệu cách nhiệt. Biện pháp này có thể giúp tiết kiệm tiền điện từ 5% tới 10%. Một điều cần chú ý nữa là nên tránh vị trí gió thổi thẳng vào quạt điều hòa, gây ra sức cản và tiêu hao năng lượng.
4. Kích thước ống đồng
Ống đồng cho điều hòa phải tương ứng với công suất thì mới đạt hiệu quả cao. Như với máy 1 HP (9000 BTU) dùng ống đồng có đường kính ngoài 10 mm; máy 1.5 HP (12000 BTU) dùng ống 10 mm hoặc 12 mm; máy 2 HP (18000 BTU) dùng ống 12 mm; máy 2.5 HP (24000 BTU) dùng ống 16 mm…
Tương tự như phần kích thước, độ dài ống đồng nối giữa dàn nóng và dàn lạnh cũng phải tuân theo các yêu cầu lắp đặt do hãng sản xuất quy định.
Nếu lắp ống đồng quá ngắn, sẽ xảy ra hiện tượng dung môi/gas không kịp hồi về máy nén hết và bị tắc nghẽn, gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu lắp ống đồng quá dài sẽ khiến cho máy làm lạnh chậm.
5. Vị trí đường thoát nước
Việc thoát nước cho máy điều hòa sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất và tuổi thọ của máy. Bởi trong quá trình hoạt động lượng nước thải trung bình từ 6 -12 lít/ngày đêm, tùy thuộc từng dòng và công suất máy.
Vậy nên khi lắp đặt đường ống thoát nước cần chú ý những yếu tố sau: Đường ống tránh đi quá dài hoặc gấp khúc; phải có độ nghiêng đảm bảo nước có thể thoát ra từ dàn lạnh nhanh, hiệu quả.
Với đường ống đặt ngầm trong tường cần bọc lớp bảo ôn bởi nước lạnh có thể gây ảnh hưởng tới kết cấu tường, dễ gây mốc hoặc nứt.
Không nên cắm đường nước thải xuống cống vì mùi hôi sẽ theo đường ống bay vào trong phòng.
6. Bố trí nội thất hợp lý
Để tăng hiệu quả làm mát nhanh cần lưu ý việc sắp xếp nội thất trong phòng điều hòa; tránh đặt các vật dụng lớn như tủ, kệ… che khuất máy, gây cản trở luồng khí lạnh, khiến phòng lâu mát.
Ngoài ra, có thể chọn mua các dòng máy điều hòa có thiết kế tam diện; thiết kế này giúp làm mát nhanh nhờ miệng hút khí rộng, lấy không khí nhiều hơn. Độ rộng, các góc của miệng thổi khí và số lượng cánh đảo gió cũng được cải tiến; quạt gió lớn đẩy khí lạnh xa hơn và tỏa đều đến nhiều góc phòng.
7.Một số lỗi hay gặp ở điều hòa
Những bộ phận của máy điều hòa
Điều hòa không có gió
Điều hòa nhà bạn không có gió, điều hòa không mát hay điều hòa kém lạnh chủ yếu do các nguyên nhân sau, bạn cần tham khảo và có biện pháp khắc phục nhé.
+ Máy điều hòa quá bẩn : Máy điều hòa sau một quá trình sử dụng có thể bị bụi bẩn ở 2 dàn tản nhiệt ở cục trong và ngoài nhà. Bạn cần quan sát, kiểm tra và rửa sạch lưới lọc nhé.
+ Máy bị thiếu gas, hết gas: Khi máy găp hiện tượng thiếu gas bạn cần liên hệ với thợ sửa chữa điện lạnh nhé.
+ Block điều hòa không hoạt động : Khi gặp trường hợp này bạn cần kiểm tra quạt dàn nóng có chạy không, kiểm tra tụ của block có bị đứt không. Nếu cần thiết bạn hãy liên hệ với thợ điện lạnh.
+ Không có nguồn cấp cho cục nóng : Đây là hiện tượng cục ngoài không chạy chủ yếu là do hỏng bo mạch, đứt dây điện cấp cho cục nóng. Việc sửa chữa bo mạch là của thợ điện lạnh nên bạn không tự ý làm.
Vì sao điều hòa không lạnh sâu
Bạn đang gặp hiện tượng máy lạnh không lạnh chỉ quạt, máy lạnh chỉ thổi gió, máy lạnh không lạnh hay điều hòa không lạnh sâu, điều hòa chỉ có gió nhưng không lạnh. Dưới đây là các nguyên nhân khiến điều hòa bạn gặp những vấn đề trên:
+ Máy lạnh bị hết gas/ thiếu gas
+ Đường ống gas lỏng hay bị cản trở hoặc nghẹt
+ Lọc gió máy lạnh bị dơ
+ Dàn lạnh bị dơ
+ Máy lạnh không đủ không khí đi qua dàn lạnh làm cho máy lạnh không lạnh
+ Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần đây là nguyên nhân làm cho máy lạnh không có hơi lạnh
+ Máy nén hoạt động không hiệu quả
+ Tải quá nặng
Một vài lỗi khác như khi điều hòa đang chạy tự ngắt, cục nóng điều hòa thổi gió mát, cục nóng điều hòa không chạy, hay máy lạnh chỉ thổi gió thì ngoài các nguyên nhân trên còn vài nguyên nhân khác, bạn hãy liên hệ với thợ sửa để khắc phục kịp thời nhé.
Một số lỗi thường gặp của máy lạnh
Tham khảo bài viết sửa điều hòa panasonic tự ngắt tại đây nhé.